Rượu Tứn khửn – “thần dược phòng the”
Vùng núi cao Tây Bắc chứa đựng vô vàn điều bí ẩn, có thể nói nơi đây là một kho dược liệu vô cùng quý mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Tây Bắc mang đến cho chúng ta bao bất ngờ, và “rượu tứn khửn” cũng nằm trong cô vàn cái bất ngờ đó. Rượu tứn khửn được đồng bào vùng Tây Bắc được mệnh danh là biệt dược chốn phòng the, sức mạnh của nó đối với sinh lý nam giới được coi là vô hạn (mà không loại thuốc nào so sánh kịp). Chính vì vậy mà hiện nay rượu tứn khửn đang được săn lùng loại biệt dược này.
Thông tin dược liệu
Rượu tứn khửn là vị thuốc của dân tộc Mường truyền lại. Rượu tứn khửn là một bài thuốc sói vị bổ dương có thành phần từ những dược liệu rừng quý hiếm như rễ cây tứn khửn, quả chí chuôn chua, cưa chừ ma…
Quả chí chuôn chua
Vị thuốc chủ yếu trong “tứn khửn” được lấy từ cây “chí chuôn chua” (hay còn gọi là “chí chiền chùa”).
“Chí chuôn chua” là loại dây leo, có quả, sống dựa vào các cây cổ thụ nên chúng chỉ mọc trong rừng sâu, nơi có nhiều cây to, tán rộng, ít ánh nắng mặt trời. Quả chí chuôn chua có hình dạng giống gần giống giả na, nhưng to hơn nhiều, người ta còn gọi quả chí chuôn chua là quả na rừng. Đây là món ăn khoái khẩu của thú rừng trong mùa sinh sản.
Quả chí chuôn chua vị thuốc trong rượu tứn khửn
Quả “chí chuôn chua” thường chín vào mùa đông từ tháng 9-10 hàng năm. Quả chín có mùi thơm vị hơi cay đặc trưng độ tỏa mùi của nó bay khắp cả cánh rừng.
Rễ cây tứn khửn
Rễ cây tứn khửn thường thái lát, phơi khô. Cây tứn khửn giống như cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15-20cm. Thứ này chỉ lấy củ mang về thái nhỏ rồi phơi khô cho ngâm rượu. Rễ cây Tứn Khửn mọc ở những khu núi cao Tây Bắc, có tác dụng bổ thận tráng dương, ích khí sinh tinh, cường tráng gân cốt cho nam giới
Rễ cây tứn khửn thường thái lát, phơi khô
Dây cưa chừ ma
Trong số các vị của rượu Tứn khửn thì có cây “cưa chừ ma” – Một loại dây bò dưới đất dài tầm 3 m, Cây lấy thân trông nó tựa như củ ba kích nhưng nó có màu xanh nhạt . Dây cư trừ ma: Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, điều hòa khí huyết. Tăng nội tiết tố, tăng cường ham muốn. Trị chứng tiểu đêm, thận yếu.
Tại sao rượu Tứn khửn được gọi là thần dược
Người dân Pu Hao thường truyền miệng câu chuyện truyền thuyết về “tứn khửn” như sau:
Ngày xưa, ở bản Pu Hao có một vị già làng nổi tiếng khỏe mạnh và dũng mãnh tên Giàng A Dương. Cụ thường vào sâu trong các khu rừng già chưa để săn thú. Tình cờ những lần như vậy, ông thấy lũ sóc và lũ cầy hương tranh nhau chí chéo một loại quả lạ nhỏ có màu sắc hấp dẫn và có mùi hương dễ chịu, nên ông đã mạo hiểm ăn thử. nếm thử ông thấy thấy tinh thần phấn chấn, người rạo rực.
Quả chín chuôn chua hay còn gọi là quả na rừng
Và khi đó cũng đang vào mùa sinh sản của loài sóc với cầy hương nên tác dụng của loại quả đặc biệt này cũng không khó đoán. Ông liền hái quả loài quả lạ này mang về dùng thấy có tác dụng ông liền phổ biến cho mọi người trong bản. Mọi người thường dùng ngâm rượu để dùng dần. Sau đó loại quả này được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác nhưng để làm nên loại rượu “dựng lên” thì không thể thiếu quả Chí chuôn chua này.
Tác dụng của rượu tứn khửn
Theo các cụ trong bản của người Mông thì người đàn ông nào yếu sinh lý, lấy vợ đã lâu khó có con, thì mỗi tối trước khi đi ngủ nên uống một đến hai chén nhỏ rượu tứn khửn và uống đều trong một tháng thì sẽ “khỏe lên” như thường. Thực hư đến đâu thì chỉ rất nhiều người trải nghiệm và có đánh giá của riêng mình.