THIÊN HƯƠNG VỚI BÍ KÍP LÀM NƯỚC MẮM ĐỘ ĐẠM CAO MÀ KHÔNG MẶN.
Độ đạm của mắm tùy thuộc vào loại cá và chất lượng cá. Mùa cá cơm thường chỉ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Đây là thời gian lý tưởng để bắt đầu ủ chượp nước mắm cá cơm có chất lượng cao nhất. Nước mắm Thiên Hương được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp truyền thống, cho ra đời nước mắm đạt từ 13-63 độ đạm.
Để tăng độ đạm cho nước mắm, Thiên hương đã đầu tư thiết bị làm tăng độ đạm nước mắm mà không sử dụng các loại hóa chất làm thay đổi thành phần nước mắm. Nước mắm sau khi ủ bằng phương pháp bình thường có độ đạm khoảng 30, được chắt ra và xử lý trong hệ thống cô chân không ở ở nhiệt độ và áp suất thấp. Sau khi cô lại, một phần nước và muối được tách ra đã giảm độ mặn của sản phẩm. Nhờ vậy nước mắm đạt độ đạm cao mà không phải sử dụng bất kỳ một loại hóa chất nào.
Cá cơm khiến vị mắm ngon hơn nhờ ruột cá đắng. Sản phẩm nước mắm của hãng sản xuất không dùng chất bảo quản, chủ yếu dùng lượng muối để ủ chượp cá. Do đó, muối sạch mua về cất nơi khô ráo 1 năm mới mang ra. Công đoạn để muối ráo nước hay còn gọi là để muối già hơn. Cá với muối được trộn theo tỷ lệ 1 muối 3 cá, sau đó bỏ vào bể để ủ chượp. Nơi ủ mắm phải khô ráo, sạch sẽ.
Khi cá và muối bắt đầu hòa quyện vào nhau sẽ tạo nên hương vị thơm nồng, đó là vào khoảng tháng thứ 5, thứ 6 sau khi muối mắm. Lúc này mắm đã chín nhưng chưa ngon, phải để trọn 365 ngày thì mắm cá mới chín già, nước mắm lọc ra mới có màu vàng cánh gián và mùi thơm đặc trưng, lâu ngày sẽ chuyển sang màu đỏ sậm”
Thơm ngon đặc trưng, nước mắm Thiên Hương 40 năm qua vẫn giữ được vị trí nhất định trên thương trường nhờ sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài tỉnh ở phân khúc bán lẻ. Không chỉ tiêu thụ mạnh ở thị trường Kiên Giang, nước mắm Thiên Hương còn được phân phối ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau, Tp.HCM….